Bệnh tiêu hóa ở gà chọi chiếm tỷ lệ xuất hiện khá cao và thường thấy. Khi gà bị nhiễm bệnh, các mầm bệnh sẽ tấn công vào đường tiêu hóa khiến gà có đi ngoài với phân trắng, phân xanh, phân sáp,… Trong bài viết sau, cùng tìm hiểu về bệnh tiêu hóa ở gà đá và dấu hiệu nhận biết, chữa trị phù hợp để gà tham gia vào sự kiện Đá Gà Thomo đình đám.
Những bệnh thường gặp, phổ biến về đường tiêu hóa
Khi chăm sóc và nuôi dưỡng gà chọi có nhiều bệnh khiến cho gà bị tiêu chảy và dưới đây là những loại bệnh tiêu hóa ở gà chọi phổ biến:
- Bệnh thương hàn
- Bệnh giun sán
- Bệnh đầu đen
- Bệnh viêm ruột hoại tử
- Bệnh Ecoli
- Bệnh cầu trùng
- ….
Những loại bệnh tiêu hóa ở gà chọi đều ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tiêu hóa khiến cho gà bị chậm lớn, suy kiệt về sức khỏe, còi cọc. Nếu không chữa trị cho gà chọi kịp thời sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng hoặc chuyển sang giai đoạn cấp tính với tỷ lệ chết rất cao.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu hóa ở gà chọi
Để nhận biết và phân biệt được bệnh tiêu hóa ở gà chọi, người nuôi cần hiểu rõ dấu hiệu lâm sàng cho từng bệnh thì mới có thể nhận biết được chúng một cách chính xác. Sau đây là triệu chứng cơ bản của các loại bệnh vừa nêu trên:
- Bệnh viêm ruột hoại tử: Gà có dấu hiệu đi ngoài có máu, mào thâm tích và ruột bị hoại tử.
- Gà bị thương hàn, bạch lỵ: Gà trên 3 tuổi sẽ mắc loại bệnh này. Triệu chứng thường thấy là đi ngoài phân trắng hoặc vàng, phân dính ở hậu môn.
- Bệnh cầu trùng: Phân gà đi ngoài có bọt, lẫn với máu tươi. Khi gà chết có dấu hiệu bị co giật.
- Bệnh đầu đen: Phân gà đi ngoài có dạng loãng, màu trắng hoặc vàng xanh. Đầu gà bị thâm tím.
- Bệnh Ecoli: Gà đi ngoài phân loãng có màu trắng lẫn máu. Gà có bị bụng phình to, bị viêm rốn.
- Bệnh giun sán: Không có dấu hiệu cụ thể, dấu hiệu điển hình nhất là còi cọc, chậm lớn. Trường hợp bị sán nặng có thể khiến mắt gà đau đớn, mắt có bọt, chảy nước mắt, niêm mạc mắt và có thể nhìn thấy sán bên trong mắt.
- Gà bị rối loạn tiêu hóa do nguồn thực phẩm: Trong trường hợp này, gà có thể bị tiêu chảy phân sống. Còn lại mọi thứ đều diễn ra bình thường và không kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào khác.
Phương pháp chữa bệnh tiêu hóa ở gà chọi
Sau khi biết được nguyên nhân gây bệnh thì người nuôi có thể tìm phương pháp phù hợp để điều trị cho từng bệnh. Sau đây là một số cách chữa bệnh tiêu hóa ở gà đá mà bạn có thể tham khảo:
Bệnh tiêu hóa ở gà chọi – Bệnh viêm ruột hoại tử
Để điều trị loại bệnh này, người nuôi cần dùng một số loại thuốc như: Amoxicillin, Enrofloxacin hoặc Hanquinol cho gà dùng liên tục trong khoảng 5 ngày. Bên cạnh đó, anh em nên cho gà bổ sung thêm một số loại men tiêu hóa, vitamin tổng hợp, chất điện giải hoặc thuốc giải độc gan thận để giúp gà nhanh chóng bình phục.
Xem thêm <<
Bệnh đậu gà – Triệu chứng và kinh nghiệm chữa trị cho gà
Bệnh cầu trùng ở gà chọi – Phòng và điều trị bệnh đúng cách
Bệnh thương hàn, bạch lỵ
Bệnh thương hàn không quá khó chữa, đầu tiên bạn cần giữ cơ thể gà luôn trong trạng thái ấm áp, tránh bị lạnh hoặc gió lùa. Dùng thuốc Neomycin, Ampicoli, EnroFloxacin, Neoxin để điều trị bệnh thương hàn, bạch lỵ. Liều lượng cần sử dụng được hướng dẫn cụ thể trên bao bì, dùng liên tục trong khoảng 3 đến 5 ngày.
Bệnh tiêu hóa ở gà chọi – Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng cần sử dụng một trong các loại thuốc sau: Diclazuzin, ESB3 hoặc Diclacoc. Liều lượng sử dụng trên bao bì sản phẩm và cho gà chọi sử dụng thuốc liên tục trong khoảng thời gian 5 ngày.
Bệnh giun sán
Bệnh tiêu hóa ở gà chọi này khá dễ điều trị và xử lý, người nuôi chỉ cần ra tiệm thuốc thú y để mua thuốc tẩy giun sán cho gia cầm là được. Theo chuyên gia khuyến cáo, bạn cần tẩy giun, sán cho gà 2 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 4 ngày để có kết quả tẩy giun cao nhất.
Bệnh tiêu hóa ở gà chọi – Bệnh Ecoli
Để điều trị bệnh Ecoli bạn cần kết hợp thuốc Doxycylin và Florfennicol liên tục trong khoảng 5 ngày. Những loại thuốc này rất dễ tìm thấy và mua trên thị trường. Trong trường hợp không mua được 2 loại thuốc trên thì người nuôi có thể thay thế bằng Lincospecto hoặc Oxytetracyclin đều được.
Bệnh đầu đen
Có nhiều loại thuốc điều trị bệnh đầu đen ở gia cầm. Người nuôi có thể sử dụng thuốc Super Vitamin: 1g, Hepaton: 1g, T cúm gia súc: 1g, Sul-depot: 2ml pha với 1 lít nước và cho gà uống liên tục trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 ngày là gà chọi có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Khi đó, kê sư sẽ thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp để gà phục hồi nhanh chóng.
Kết luận
Bài viết trên là những thông tin về bệnh tiêu hóa ở gà chọi được Dagathomo.blog chia sẻ chi tiết và đầy đủ. Hi vọng qua các kiến thức đá gà trực tiếp đó, người nuôi sẽ biết được một số loại bệnh tiêu hóa thường gặp ở gà đá và các điều trị bệnh phù hợp, tránh tổn thất về mặt kinh tế.