Bệnh hô hấp ở gà đá – Tổng hợp các bệnh về đường hô hấp

Bệnh hô hấp ở gà đá luôn là loại bệnh khiến người nuôi phải đau đầu. Nguyên nhân là do bệnh này phát sinh quanh năm và gà ở lứa tuổi nào cũng dễ bị mắc bệnh. Trong bài viết sau, cùng tìm hiểu tất tần tật về bệnh hô hấp ở gà chọi và bí quyết chữa bệnh cho gà để chúng có thể tham gia sự kiện Đá Gà Thomo.

Giới thiệu sơ lược về bệnh hô hấp ở gà đá

Bệnh hô hấp ở gà đá là một loại bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong chăn nuôi. Bệnh thường gặp ở gà đá, gà chăn thả, gà đẻ,…. Tất cả gà ở mọi lứa tuổi đều mắc phải bệnh, đặc biệt là gà trong giai đoạn từ 4 đến 8 tuần tuổi. Các bệnh về đường hô hấp ở gà đều có dấu hiệu và cách nhận biết tương đối giống nhau. 

Nhưng để đưa ra nguyên nhân và lộ trình điều trị hiệu quả, chuẩn xác là điều không phải người nuôi nào cũng làm được. Bệnh hô hấp ở gà phát sinh quanh năm, đặc biệt là phát triển mạnh ở vùng khí hậu nóng ẩm vào mùa mưa. Điều này làm cho sức khỏe đàn gà suy yếu, kiệt sức hoặc mệt mỏi. 

Tóm tắt thông tin về bệnh hô hấp ở gà đá 
Tóm tắt thông tin về bệnh hô hấp ở gà đá

Tổng hợp các bệnh hô hấp ở gà đá

Bệnh hô hấp ở gà đá có nhiều loại bệnh khác nhau, mỗi loại sẽ có triệu chứng và cách điều trị chuyên biệt. Cụ thể như sau:

Bệnh hô hấp ở gà đá – Bệnh sổ mũi truyền nhiễm IC

Bệnh này do vi khuẩn hiếu khí Haemophilus paragalinarum gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho người nuôi. Khi gà mắc phải bệnh này sẽ có triệu chứng như: nước mũi chảy nhiều, ủ rũ, chán ăn, chảy nước mắt. Nước mũi ban đầu loãng, gà hắt hơi thường xuyên. 

Sau đó, nước mũi đặc dần, bít mũi làm gà cảm thấy khó thở phải há miệng để thở. Sưng đầu, mặt phù thũng, viêm kết mạc mắt, hai mắt dính liền. Viêm xoang mũi có đôi khi có cục viêm bã đậu, dưới da, đầu phù thũng. Viêm thanh quản, xuất huyết, khí quản, có dịch nhầy và đôi khi viêm phổi. Viêm kết mạc mắt. có mủ màu vàng đóng thành cục ở một hoặc hai bên xoang dưới hốc mắt.

Cách phòng bệnh như sau: Gà nên được chăn nuôi, chăm sóc theo hướng an toàn sinh học, để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi. Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, định kỳ tiêm vắc xin để phòng bệnh cho gà. 

Trị bệnh: Để điều trị bệnh hô hấp ở gà đá, người nuôi cần sử dụng Amoxycillin, Dihydrostreptomycin, Streptomycin, Neomycin, Tylosin, Gentamycin, Spyramycin,… Liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Bên cạnh đó, anh em nên sử dụng thêm vitamin, thuốc hạ sốt, chất điện giải để tăng sức đề kháng cho gà chọi. 

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm IC gây nguy hiểm cho gà 
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm IC gây nguy hiểm cho gà

Bệnh hen CRD

Bệnh hen CRD do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan chậm, tỷ lệ chết 5 – 10%. Khi gà mắc bệnh có những triệu chứng như sau: Gà giảm ăn, chậm lớn, chảy nước mắt, luôn vẩy mở khi thở, khi thở có tiếng khò khè. Tình trạng ho khen, sặc khẹt vào lúc sáng sớm hoặc về đêm.

Cách phòng bệnh: Người nuôi có nên chế độ chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại, sử dụng máy sửa ấm cho gà vào mùa đông. Mật độ chăn nuôi phù hợp. Chỉ nên mua gà từ những cơ sở uy tín, không có bệnh. Chế độ dinh dưỡng phải được đảm bảo ao toàn, hợp vệ sinh, bổ sung chất điện giải, vitamin. Đồng thời tiêm ngừa vắc xin định kỳ để phòng ngừa bệnh. 

Trị bệnh hô hấp ở gà đá: Để điều trị bệnh hen CRD, bạn nên sử dụng một số loại thuốc kháng sinh sau: Spectinomycin, Doxycycline, Tylosin, Ceftiofur, Lincomycin, Tilmicosin, nhóm Tetracycline,….Liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản xuất. Đồng thời, người nuôi nên kết hợp thêm các loại thuốc như: thuốc hạ sốt, chất điện giải, vitamin,… để gà tăng cường sức đề kháng. 

Xem thêm <<

Bệnh cầu trùng ở gà chọi – Phòng và điều trị bệnh đúng cách

Bệnh tiêu hóa ở gà chọi – Nhận biết và cách chữa trị phù hợp

Bệnh viêm đường hô hấp 

Khi gà bị viêm đường hô hấp sẽ có triệu chứng ủ rũ, bỏ ăn. Đối với gà trưởng thành thì có dấu hiệu viêm xoang mũi, viêm kết mạc mắt. chảy nước mũi, sưng mặt, kém ăn, gà ủ rũ. Đối với gà còn thì xù lông, kém ăn dẫn tình trạng chết hàng loạt. 

Cách phòng bệnh hô hấp ở gà đá: Luôn luôn vệ sinh chuồng trại bằng thuốc sát trùng, nuôi gà ở mật độ vừa phải, đặc biệt vào mùa hè phải chú ý đến khí hậu, độ thông thoát trong chuồng. 

Trị bệnh: Cần bổ sung cho gà vitamin C và chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng. Đồng thời sử dụng kháng sinh để trị bệnh như: Oxytetracycline, Tylosin, Spiramycin,…

Một số bệnh hô hấp ở gà đá thường gặp nhất 
Một số bệnh hô hấp ở gà đá thường gặp nhất

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh hô hấp ở gà đá

Việc phòng bệnh về đường hô hấp cho gà luôn là cách mà người nuôi giảm nguy cơ gà bị mắc bệnh. Cụ thể cách ngừa bệnh như sau:

  • Cần mua gà ở cơ sở có giống tốt. 
  • Đảm bảo chuồng trại luôn trong tình trạng khô ráo, sạch sẽ, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. 
  • Mật độ gà nuôi phù hợp với diện tích chuồng, tránh nuôi quá dày. 
  • Bổ sung dinh dưỡng cho gà đá như: chất điện giải, vitamin, đường gluco. 

Kết luận

Trong bài viết trên, Dagathomo.blog đã chia sẻ đến anh em thông tin về bệnh hô hấp ở gà đá. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết để chăm sóc vật nuôi đạt chất lượng tốt nhất và khỏe mạnh. Nếu có thể hãy tham gia xem đá gà trực tiếp tại website hàng ngày nhé !!!